Văn phòng làm việc là “bộ mặt” của một công ty, nó là một trong các yếu tố quan trọng để đánh giá quy mô, chất lượng và mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Ngoài ra, chú trọng đầu tư thiết kế văn phòng đẹp sẽ còn tạo cảm hứng cho nhân viên, giúp họ đạt năng suất làm việc tốt hơn.
Nếu bạn đang có ý định trang trí không gian nội thất văn phòng, hãy đọc bài viết dưới đây của AD Productions để nắm được những kinh nghiệm cần thiết nhé.
I. Một số phong cách thiết văn phòng đẹp
Văn phòng làm việc nếu đẹp, thu hút cũng góp phần làm tăng cảm hứng và chất lượng làm việc cho nhân viên. Do vậy, chúng ta cần cân nhắc trước khi lựa chọn phong cách thiết kế cho văn phòng sao cho đẹp, phù hợp với diện tích không gian và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một vài phong cách thiết kế cho bạn tham khảo:
- Phong cách công nghiệp
- Phong cách thiết kế tối giản
- Phong cách thiết kế văn phòng xanh Eco
- Phong cách thiết kế văn phòng mở
- Phong cách thiết kế văn phòng mở
- Phong cách thiết kế văn phòng mang màu sắc văn hóa bản địa: Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Âu
- Phong cách thiết kế văn phòng hiện đại, cổ điển, tân cổ điển
- Phong cách thiết kế văn phòng không gian chia sẻ Co-working
- Phong cách thiết kế văn phòng sáng tạo, đa sắc màu
Đó là một số các phong cách thiết kế văn phòng đẹp và được nhiều người ưa chuộng nhất mà chúng tôi tổng hợp được. Nội dung chi tiết của từng phong cách sẽ được AD Productions giới thiệu trong một bài viết khác. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các sản phẩm nội thất phù hợp trong thiết kế văn phòng đẹp nhé!
II. Các sản phẩm nội thất trong thiết kế văn phòng
1. Nội thất phòng họp
Phòng họp là nơi các nhân viên công ty cùng lãnh đạo lên kế hoạch, triển khai các công việc quan trọng. Do vậy, nội thất trong phòng họp phải được lựa chọn và bố trí làm sao để lại cảm giác dễ chịu, thoải cho nhân viên, tạo hiệu quả cao cho cuộc họp.
Bên cạnh đó, nó còn phải đảm bảo tiêu chí của sự đồng bộ, thống nhất, thể hiện được sự nghiêm túc, sang trọng và chuyên nghiệp của công ty. Đồng thời, phòng họp cũng thể hiện được uy tín của công ty, cơ quan với khách hàng đối tác.
Bàn họp: Nên lựa chọn loại bàn dáng dài hoặc hình oval với những đường nét lượn sóng mềm mại mang ý nghĩa may mắn, quy tụ lộc tài, nếu là bàn hình chữ nhật cũng nên có bo viền ở 4 góc, tránh tụ sát khí 4 phía theo phong thủy. Bàn nên dùng chất lượng gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp cao cấp, kiểu dáng sang trọng, hiện đại, kích thước bàn căn chuẩn theo số lượng người thường xuyên tham gia cuộc họp.
Ghế: Thông thường các loại ghế sẽ đi theo bộ với bàn, tuy nhiên nếu bạn chọn ghê khác cũng phải đảm bảo sự đồng bộ với chiếc bàn. Ghế họp nên có kiểu dáng đơn giản, nhỏ gọn để tiết kiệm diện tích. Có thể sử dụng chất liệu ghế gỗ, bọc da hoặc bọc lưới tùy sở thích. Nên bố trí thêm 1 số ghế ở góc phòng để các nhân viên hoặc khách mời không thường xuyên tham dự nhưng vẫn có ghế dùng khi cần.
Màu sắc: Với phòng họp, màu sắc nội thất nên dùng những màu trung tính hoặc tối màu như đen, xám, nâu, nâu đỏ.
Thiết bị khác: Phòng nên thiết kế các loại tủ đựng hồ sơ, tài liệu, kệ sách và hệ thống âm thanh ánh sáng đầy đủ, bố trí các hệ thống máy chiếu, loai mic phù hợp với kích thước không gian, thiết kế phòng và cửa sổ phù hợp để tận dụng các nguồn ánh sáng tự nhiên cho căn phòng.
2. Nội thất phòng làm việc
Nội thất và màu sắc phòng làm việc sẽ được biến đổi tùy theo từng phong cách thiết kế mà bạn lựa chọn. Các phong cách thiết kế đã được liệt kê ở phần 1 sẽ định hình những nội thất, chất liệu và kiểu dáng khi ta tiến hành chọn mẫu thiết kế, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được sự đồng bộ bao quát của tổng thể văn phòng.
Văn phòng làm việc tùy theo loại hình kinh doanh nghề nghiệp mà sẽ có những sự biến đổi khác nhau. Nếu là công ty giải trí thường sẽ có thêm các hoạt cảnh, góc trang trí, check in sang chảnh, các công ty IT sẽ được bố trí full dàn máy tính hoạt động hoặc công ty kiến trúc sẽ trưng bày các mô hình kiến trúc.
Thiết bị khác: Nhưng loại nội thất khác như bàn ghế sofa để nghỉ ngơi (trong trường hợp văn phòng làm việc được tích hợp với phòng nghỉ), tủ đựng hồ sơ, kệ sách, kệ đựng nước, kệ giày dép đều cần được bố trí phù hợp, kê sát góc tường để tiết kiệm tối đa không gian.
Văn phòng nên được thiết kế hệ thống âm thanh và ánh sáng phù hợp, nếu có thể nên sử dụng chất liệu kính để tạo độ mở cho không gian. Căn phòng làm việc thoáng đãng, dễ chịu sẽ làm tăng cảm hứng làm việc cho nhân viên.
3. Nội thất phòng giám đốc, ban lãnh đạo
Thiết kế nội thất cho phòng giám đốc còn phải dựa trên ý thích của người sử dụng. Vì là không gian làm việc dành riêng cho lãnh đạo cao cấp của công ty nên chúng ta phải chú trọng lựa chọn hướng và vị trí làm việc tốt nhất, đảm bảo được sự thoải mái và yên tĩnh tuyệt đối. Thông thường phòng giám đốc có diện tích dao động khoảng từ 20m2 – 40m2.
a. Với phòng giám đốc có diện tích nhỏ
Chúng ta không nên chọn nội thất quá lớn, có độ tối giản cao, ưu tiên các loại có đa công dụng, với trần nhà nên sử dụng hệ thống đèn ốp trần hiện đại thiết kế khoa học.
b. Với phòng giám đốc có diện tích lớn
Ta có thể thiết kế theo dạng phòng đa chức năng gồm các khu vực như: Bàn làm việc, bàn họp nhỏ, bộ sofa tiếp khách, khu vực kệ sách và kệ tài liệu, khu vực nghỉ ngơi, giải trí…
Nội thất: Các công ty thường có một màu sắc riêng được thể hiện qua logo hoặc đồng phục, do đó khi thiết kế nội thất của phòng ban trong công ty, người thiết kế nên lưu ý đến điểm này. Tức là, chúng ta nên đưa màu sắc thương hiệu vào trong các thiết kế một cách tinh tế nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Màu sắc của đồ nội thất nên sử dụng những gam màu trầm ấm nhằm tôn lên sự sang trọng và đẳng cấp.
Bàn làm việc: Bàn làm việc nên hướng ra cửa, không đối diện với cửa ra vào, tránh kê bàn giữa phòng ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy. Bàn kích thước và chiều cao phù hợp với tổng thể căn phòng và bản thân người sử dụng để đảm bảo độ thoải mái, tránh gây nhức mỏi. Bàn giám đốc có kiểu dáng to, trang trọng, có cạnh bo tròn hay vuông, chất liệu làm từ gỗ.
Ghế ngồi: Thường là ghế xoay cao cấp, có đệm mềm và thanh đỡ lưng dễ chịu. Trong phòng giám đốc lớn thường sẽ đặt thêm một chiếc ghế matxa để lãnh đạo có thể nghỉ ngơi, thư giãn khi cần.
Bàn ghế tiếp khách: Với các căn phòng có diện tích lớn, thông thường sẽ được bố trí một bộ bàn ghế tiếp khách ở góc phải căn phòng hoặc gần với cửa ra vào dùng khi lãnh đạo muốn tiếp đón khách hàng, bạn bè. Ghế tiếp khách phải được thiết kế cân xứng với bàn giám đốc để hài hòa không gian căn phòng. Chất liệu thường là sofa hoặc bàn ghế gỗ sofa bọc nhung, bọc da bò…
Bàn họp: Thường trong phòng của lãnh đạo sẽ đặt 1 bàn họp nhỏ (ưu tiên chọn bàn hình tròn, bầu dục) và bảng điện tử để các lãnh đạo họp khi cần dùng.
Tủ đựng tài liệu, kệ sách, kệ trang trí: Đây đều là những nội thất không thể thiếu trong phòng làm việc giám đốc. Những loại nội thất này nên được đặt sát vào tường và sau lưng vị trí của người lãnh đạo ngồi để dễ dàng sử dụng và cất đặt các vật trang trí bắt mắt.
Hệ thống âm thanh, ánh sáng: Như đã nói, phòng nên sử dụng các vật liệu cách âm để đảm bảo sự yên tĩnh. Hệ thống ánh sáng phải được thiết kế khoa học, kết hợp với tường kính để hút được ánh sáng tự nhiên, khiến căn phòng được cơi nới và rộng rãi, thoáng mát hơn cả.
Trên đây là một vài gợi ý cho các bạn trong việc thiết kế và lựa chọn nội thất cho văn phòng. Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn có thể lựa chọn được các sản phẩm nội thất phù hợp. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về nội thất thiết kế văn phòng đẹp thì hãy liên hệ chúng tôi ngay nhé!
AD Productions chuyên thi công thiết kế hoàn thiện công trình nhà cửa, căn hộ chung cư, quán cafe, spa, văn phòng làm việc… Ngoài ra, chúng tôi còn là xưởng sản xuất trực tiếp các loại đồ gỗ nội thất đa dạng kiểu dáng theo yêu cầu đặt hàng của quý khách và là đơn vị in ấn chuyên nghiệp các loại decal, banner, standee, brochure,… với giá cả tốt nhất thị trường.